Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp bao nhiêu

01/10/2022 Đăng bởi: TRẦN QUANG NINH

Tính đến năm 2021 Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ đó là một tín hiệu lạc quan cho ngành lâm sản nước nhà và là cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thị trường rộng lớn để sản xuất và xuất khẩu. Hơn nữa nhu cầu của thị trường cũng chuyển dịch sang nội thất gỗ công nghiệp rất lớn, tập trung lớn ở các thành phố lớn, nơi có mật độ chung cư phát triển mạnh đó là cơ hội, là thị trưởng mở và rộng lớn để cho các xưởng gỗ công nghiệp mới đầu tư phát triển.

Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp là bao nhiêu, cần những máy móc gì?

Trước khi mở xưởng gỗ công nghiệp tất nhiên bạn phải dự trù kinh phí là bao nhiêu? Nhưng kinh phí thôi chưa đủ mà bạn cần phải tìm hiểu về ngành nghề này, bạn đang ở khu vực nào, nhu cầu của người tiêu dùng có lớn không? Nếu bạn ở các vùng nông thôn nơi đời sống chưa phát triển mạnh, thị hiếu tiêu dùng vẫn theo nối ăn chắc mặc bền, họ thích gỗ tự nhiên chắc chắn, cổ kính và bền bỉ thì việc bạn mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp là chưa phù hợp. Ngược lại bạn đang ở thành phố nơi có mật độ dân cư cực kì đông đúc, có rất nhiều chung cư cao tầng mọc lên thì đương nhiên nhu cầu ở thị trường gỗ công nghiệp này rất lớn nhưng có tính cạnh tranh cao và khốc liệt hơn. Tại đây từ thói quen sinh hoạt công nghiệp, tiện dụng, hiện đại, và có tính thay thế cao được người dân ưa chuộng hơn cả nên nội thất gỗ công nghiệp chiếm lợi thế hơn.

Tính ưu việt của nội thất gỗ công nghiệp là không thể phủ nhận, với công nghệ hiện đại thì nội thất hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc rất phong phú phù hợp với không gian nhỏ và vừa của các căn hộ. Gỗ công nghiệp được xử lí tốt cũng không bị cong vênh, mối mọt và bị ẩm như trước nữa. Sản xuất nhanh, lắp đặt linh hoạt dễ thay thế nên càng được ưa chuộng hơn.

Chi phí về mở xưởng

Không phải bất cứ xưởng gỗ công nghiệp mới nào cũng đủ kinh phí để tự làm cho mình một xưởng sản xuất với diện tích vài trăm mét vuông, với chi phí này thì khó mà xác định được số tiền vì vị trí xưởng nằm ở đâu mới quan trọng. Hầu hết người ta sẽ lựa chọn thuê xưởng với diện tích tối thiểu 200m vuông trở lên để sản xuất, chi phí này tùy theo địa điểm mà có giá thuê từ 50.000 đồng đến trên 100.000 nghìn 1 mét vuông/ tháng.

Câu hỏi này dễ mà khó vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại máy móc, mỗi loại máy gỗ công nghiệp đều có ưu điểm riêng của nó. Máy nhiều tiền, công năng sử dụng hiện đại thì sản lượng cao, chất lượng sản phẩm đẹp nhưng mức đầu tư ban đầu lớn, với những xưởng nhỏ lẻ mới bắt tay vào setup xưởng sẽ không có đủ chi phí để làm. Vì vậy chi phí mở xưởng sẽ được phân bổ theo những gói máy móc sau:

Chi phí mua máy móc thiết bị

Gói setup xưởng nội thất với chi phí rẻ từ 300-500 triệu đồng?

Với 300 triệu đồng bạn định đầu tư gì với nó? Số tiền này không được đề cập vào chi phí thuê xưởng hay bất kì chi phí nào khác nhé, mà chỉ tập trung vào máy móc như: máy 1 đầu cắt gỗ công nghiệp, với chi phí từ 100-150 triệu, tiếp đến là máy dán cạnh. Nếu bạn mua máy dán cạnh tự động 4 chức năng thiếu chức năng cắt đầu đuôi thì 2 máy này đã chiếm gần hết số tiền là 300 triệu đồng. Số tiền khoảng 50tr còn lại bạn làm gì? Bạn có thể máy cưa cầm tay, máy khoan cam, máy phun sơn, máy nén khí…có thể bạn vẫn bị hụt nhưng đó là phương án tối ưu nhất. Có khách hàng lựa chọn máy cưa bàn trượt tuy nhiên xu hướng giờ hầu hết các xưởng đã nâng cấp lên máy cnc để tiết kiệm phôi, cắt đa dạng sản phẩm, tính chính xác cao và nhanh hơn rất nhiều. Một máy cnc 1 đầu 1 ngày cũng có thể cắt cho bạn đến 30-40 tấm ván, nếu ngày nào bạn cũng cắt đều đặn vậy đã ok rồi.

Gói setup mở xưởng gỗ công nghiệp dưới 1 tỷ đồng

Với số tiền này bạn có nhiều lựa chọn hơn. Máy mở xưởng gỗ công nghiệp bạn có thể lựa chọn như: máy cnc 4 đầu độc lập dòng máy này cũng có nhiều option từ đơn giản đến hiện đại, đơn giản là máy chỉ có 1 bàn cắt thông thường, nâng cấp lên 4 đầu để cắt tiện lợi hơn 1 đầu cắt của máy 1 đầu.

Loại 4 đầu độc lập tính năng hiện đại hơn là tích hợp với bộ cấp ra phôi tự động hoàn chỉnh, với bộ máy này sẽ tiết kiệm được thời gian hơn thay vì bạn phải mất 2 nhân công bưng bê ván, phục vụ việc cắt hàng ngày.

Lựa chọn 2 là máy cnc trung tâm, thay dao tự động 12 dao. Với máy này tốc độ làm việc sẽ nhanh hơn, có thể tích hợp với máy dán nhãn tự động các xưởng sản xuất lớn, và cả xuất khẩu hay sử dụng dây chuyền máy này để sản xuất.

Tiếp đến là máy dán cạnh, nếu bạn đầu tư máy dán thẳng tự động từ 5, đến 6 chức năng thì nó cũng chỉ là chức năng cơ bản như: cắt đầu đuôi, dán cạnh, phay thô, phay tinh, đánh bóng và cạo cạnh. Phần góc ván vẫn chưa được xử lí đẹp và nhẵn mịn.

Nếu muốn lâu dài không chán, không phải thay thế máy với ít chức năng thì nên đầu tư máy dán cạnh từ 7 chức năng trở lên, chức năng chính là chức năng bo góc máy này có giá trên dưới 300 triệu đồng. Máy dán thẳng tự động thì cần thêm máy dán vát, nếu bạn đủ kinh phí trên 300tr trở lên nữa thì bạn đầu tư  1 máy dán vát tự động nữa. Nếu bạn không đủ kinh phí có thể mua máy dán vát thủ công với kinh phí vài chục triệu đồng.

Máy khoan cạnh ngang tự động máy này giúp khoan chi tiết cạnh ngang 1 cách chính xác với vị trí cam chốt, có thể lựa chọn máy khoan cam 2 đầu với 1 đầu phay, 1 đầu khoan.

Máy cưa bàn trượt: có cắt nghiêng, tự động chỉnh lên xuống, nghiêng ngả là một lựa chọn hợp lí. Máy cưa bàn trượt hỗ trợ trong việc cắt những sản phẩm dày, nhỏ, vát nhanh và tiện lợi.

máy phun sơn sấy tự động

Máy phun sơn tự động. Với dây chuyển phun sơn tự động thì khâu sản xuất sẽ được khép kín, đảm bảo kĩ thuật, đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như sức khỏe của nhân công.

Ngoài ra còn những máy phụ trợ khác nếu như bạn chuyên làm cửa thì đầu tư thêm máy ép chân không, máy ép nhiệt…để phục vụ cho từng mục đích sử dụng.

Chi phí thuê nhân công

Vào thời điểm này chi phí thuê nhân công trung bình sẽ từ 400.000 đồng/ngày công, có thể đắt hơn với thợ thiết kế, biết vận hành sử dụng máy.

Chi phí vận hành, sử dụng

Với công suất máy chạy tính tổng công suất các máy móc toàn xưởng đến tới 50kw/giờ thì bạn cũng nên cân nhắc chi phí điện, nước, công cụ dụng cụ tiêu hao cho sản phẩm…

Chi phí quảng cáo, pr sản phẩm

Bạn muốn phát triển, muốn có nguồn khách hàng ổn định, muốn được nhiều người biết đến thì không thể không tính đến chi phí quảng cáo, Pr xưởng của mình. Chi phí này gồm chi phí làm trang web chi phí seo web, chi phí quảng cáo nếu bạn muốn tăng doanh thu...đây là những chi phí cần có, muốn làm được điều này bạn phải thuê thêm bộ phận chuyên trách này nữa.

Trên đây là một vài lưu ý những người đang có ý định setup xưởng nội thất gỗ công nghiệp. Hãy cân nhắc và tính toán hợp lí trước khi đầu tư mở xưởng mới và lường trước một số khó khăn khi bắt tay vào việc.

Viết bình luận của bạn: